Chuyển đến nội dung chính

Các hư hỏng thường gặp đối với mũi khoan từ

Mũi khoan từ có chức năng khoan chủ yếu trên bề mặt các tấm kim loại, vì thế bắt buộc phải được làm bằng các loại thép hợp kim hoặc thép gió HSS đảm bảo độ cứng rất cao khi khoan xuyên qua kim loại. Mũi khoan từ thường được nhập khẩu ở nhiều nước như: Nhật Bản, Đức, Đài Loan, ... Đường kính và chiều sâu khoan của mũi khoan từ sẽ quyết định giá bán của chúng.
Trong quá trình khoan nếu không biết cách hoặc chỉ 1 phút lơ là sơ xuất cũng có thể khiến mũi khoan từ bị hỏng dẫn đến tiến độ khoan bị ảnh hưởng. Mũi khoan từ có thể bị mòn, bị mẻ hoặc vỡ, thậm chí là bị cháy hoặc bong mảnh hợp kim. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đi vào cụ thể từng nguyên nhân khiến mũi khoan từ bị hỏng, từ đó giúp quý khách hàng đưa ra kinh nghiệm sử dụng đúng cách để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của mũi khoan từ, tiết kiệm chi phí sản xuất.

Mũi khoan từ nhanh bị mòn
Mũi khoan từ mòn quá nhanh có thể do nguyên nhân bị kẹt phoi vào phần lưỡi cắt trong quá trình máy khoan làm việc. Khi đã bị kẹt phoi thì phần mũi khoan sẽ không thể ăn sâu thêm xuống vật liệu khoan, ma sát giữa mũi khoan vào bề mặt vật liệu khoan vẫn sinh ra và nhiệt độ vì thế tăng lên nhanh chóng. Nếu cứ tiếp tục để máy khoan hoạt động trong tình trạng kẹt phoi, mũi khoan sẽ bị mòn đi nhanh chóng.

Mũi khoan từ bị mẻ hoặc bị vỡ
Có rất nhiều trường hợp mũi khoan từ vừa đưa vao sử dụng chưa lâu đã gặp phải tình trạng mẻ đầu, thậm chí vỡ cả mũi khoan. Sự cố hư hỏng này được xác định do những nguyên nhân sau đây:
+ Khi bắt đầu khoan, người thợ tì đè quá mạnh vào thân máy:  Lực tì mạnh đột ngột lên thân máy sẽ khiến mũi khoan từ vượt quá công suất hoạt động dẫn tới mẻ đầu thậm chí vỡ mũi.
+ Khi khoan lỗ, mũi khoan từ không được lắp chặt với máy khoan: Trường hợp này do người dùng chủ quan không lắp chặt mũi khoan vào máy trước khi tiến hành khoan khiến mũi khoan bị mẻ hoặc vỡ ngay lập tức khi bắt đầu chạm vào vật liệu khoan. Sự bất cẩn này nhiều khi gây ra những tai nạn đáng tiếc cho chính người vận hành.
+ Do khoan phải vật liệu quá cứng: Đối với những tấm dầm sắt quá cứng, khi khoan bạn không điều chỉnh tốc độ khoan phù hợp sẽ dẫn đến việc đầu mũi khoan bị sứt mẻ hoặc bể tung.
+ Lựa chọn mũi khoan từ không phù hợp với vật liệu khoan:
Đối với việc phải khoan lỗ trên các tấm thép chồng, bạn nên cân nhắc lựa chọn mũi khoan từ có thiết kế riêng để tránh gây vỡ, mẻ đầu mũi khoan.
+ Sơ ý trong khi di chuyển máy khoan
Với những mũi khoan từ được lắp sẵn trong máy khoan, bạn phải chú ý trong khi di chuyển hạn chế va chạm bởi nếu sơ suất bạn có thể gián tiếp khiến mũi khoan từ bị mẻ hoặc vỡ.
 

Mũi khoan từ bị cháy
Như đã nói ở trên, nhiệt độ máy khoan quá cao có nguyên nhân do nước làm mát bị thiếu, không phát huy chức năng giải nhiệt của máy. Tương tư nếu mũi khoan từ bị cháy, cũng có thể xác định nguyên nhân do nước làm mát bị thiếu.
Quá trình sinh nhiệt ở máy khoan từ do:
- Lưỡi cắt ăn sâu vào vật liệu khoan và bóc tách phoi thừa ra khỏi vật liệu. Lượng nhiệt sinh ra chiếm 2/3 trong khi máy khoan vận hành.
- Ma sát sinh ra giữa phoi và lõi cắt. Chiếm 1/3 lượng nhiệt sinh ra.
Khi đó, bạn phải chú ý đến lượng nước làm mát. Nước làm mát của máy khoan có tác dụng giảm nhiệt độ tại những vùng cắt. Bên cạnh đó, độ nhớt trong nước làm mát giúp giảm ma sát giữa phoi cắt và lưỡi dao, bảo vệ mũi khoan và lỗ khoan tránh bị ôxy hóa.

Mũi khoan từ bị bong mảnh hợp kim
Nguyên nhân này chủ ý được xác định do nước làm mát ở máy khoan từ. Trước tiên phải hiểu cấu tạo của mũi khoan từ gồm 3 phần chính là Phần thân, mảnh hợp kim và vật liệu gắn kết giữa mảnh hợp kim và mũi khoan.Việc không sử dụng nước làm mát hoặc nước làm mát không phát huy chức năng dẫn đến phát sinh nhiệt độ cao. Khi đó, vật liệu gắn kết bị nóng chảy và mũi khoan từ bị bong mảnh hợp kim.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hư hỏng thường gặp ở mũi khoan từ, khách hàng nên lưu ý để rút ra những kinh nghiệm sử dụng và bảo quản đúng cách hạn chế phải thay mũi khoan mới khi vừa đưa vào sử dụng.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại trong gia công cơ khí

Các chi tiết được chế tạo bằng phương pháp cắt gọt kim loại từ phôi là một khối vật liệu để thay đổi hình dáng, kích thước, chất lượng bề mặt và tính chất vật liệu gia công. Lớp vật liệu cần phải lấy đi trên phôi trong quá trình cắt gọt kim loại gọi là lương dư gia công, phần vật liệu bị hớt bỏ đi được gọi là phoi.

Thông số giúp việc tính toán chế độ cắt khi phay, tiện tối ưu trong gia công cơ khí chế tạo

Các thông số về lượng chạy sao (S), Vận tốc cắt (V), và chiều sâu cắt (T)....... Các thông số này cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình gia công cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, thời gian gia công, ảnh hưởng đến nhiệt độ cắt, ảnh hưởng đến dao và quá trình lẹo dao, ảnh hưởng đến độ nhám, ảnh hưởng đến độ cong vênh, ảnh hưởng đến năng suất , ảnh hưởng đến rất nhiều thứ khác...... Và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Chọn chế độ cắt trong gia công cơ khí ít tốn thời gian nhất Chọn chế độ cắt là xác định chiều sâu cắt, số lần chạy dao, lượng chạy dao, tốc độ cắt và công suất cần thiết trong điều kiện gia công nhất định. Chế độ cắt trong gia công cơ khí hợp lý là chế độ cắt ít tốn thời gian nhất để chế tạo sản phẩm do đó giá thành của nó rẻ nhất. Nếu chọn đúng kết cấu dao, thông số hình học phần cắt, vật liệu, phương pháp mài sắc và mài bóng cũng như xác định đúng đắn cách gá đặt, kẹp chặt dao và phôi, điều chỉnh máy tốt, trang bị công nghệ có k...

Tính toán lực cắt và công suất cắt trong gia công cắt gọt kim loại

Việc xác định lực cắt để ta có thể chọn các kích thước và thông số của dụng cụ cắt gọt , chọn chế độ cắt cho phù hợp. Công suất cắt được xác định để xác định kích cở của thiết bị  hoặc để thay đổi các chế độ cắt cho phù hợp với thiết bị hiện có